Những điều cần lưu ý khi sử dụng dứa
Dứa là loại trái cây nhiệt đới chứa nhiều dinh dưỡng. Thường xuyên ăn dứa mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên cũng có một số điều cần lưu ý khi sử dụng dứa. Hôm nay hãy cùng NA Queen tìm hiểu vấn đề này nhé.
Phản ứng dị ứng
Điều cần lưu ý đầu tiên chính là phản ứng dị ứng khi ăn dứa. Bạn có thể gặp phải một trong số các triệu chứng sau:
- Sưng môi, má, lưỡi
- Đau bụng
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Ngứa ngáy toàn thân
- Khó thở, nổi mề đay
Thông thường triệu chứng sưng môi, má lưỡi có thể tự khỏi sau vài giờ. Tuy nhiên nếu sưng kèm theo phát ban nổi mề đay hoặc khó thở, rất có thể bạn bị dị ứng với dứa. Khi đó bạn cần ngừng ăn dứa và đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Tăng lượng đường trong máu
Dứa là loại trái cây có lượng đường và carbohydrate rất cao. Vì vậy, khi ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu của cơ thể.
Tăng huyết áp
Chất serotonin (5 - hydroxytryptamine, 5 - HT) có trong dứa là một dược chất có tác dụng làm co thắt huyết quản rất mạnh, gây hưng phấn thần kinh cao và có thể làm tăng huyết áp ở người bình thường.
Do đó, nếu người có tiền sử tăng huyết áp khi sử dụng nhiều dứa dễ gây ra hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp kịch phát. Vì vậy người có tiền sử tăng huyết áp cần chú ý không nên sử dúng quá nhiều .
Gây hại cho răng
Đặc tính axit cao của dứa có thể gây ra quá trình hóa học trong miệng khi ăn. Chúng làm mềm răng, gây sâu răng, đặc biệt với người đang có vấn đề về răng miệng.
Phản ứng với một số loại thuốc
Bromelain có trong dứa là một loại enzyme có khả năng tương tác với một số loại thuốc nhất định. Các bác sĩ của Trung tâm y tế thuộc Đại học Maryland khuyến cáo bạn không nên ăn dứa khi đang uống thuốc kháng sinh, chống đông máu, chống co giật, thuốc làm loãng máu, trầm cảm hoặc mất ngủ.
Không tốt cho phụ nữ mang thai
Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng liều lượng lớn các enzyme bromelain trong cơ thể phụ nữ mang thai, kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai.
Phụ nữ đang mang thai, cho con bú không ăn dứa tươi quá liều lượng (2 khoanh 30g) hoặc dứa chín rục (20g). Phụ nữ đang mang thai, cho con bú không ăn dứa tươi quá liều lượng (2 khoanh 30g) hoặc dứa chín rục (20g).
Lưu ý khác
Người bị dạ dày không nên ăn dứa. Quả dứa có nhiều axít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein. Điều này không có lợi cho người đau dạ dày. Có thể làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.
Ở mắt dứa có một loại nấm có tên candida trepicalis nhất là những quả dập nát, là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc dứa. Vì vậy khi chế biến, cần loại bỏ quả dập nát loại, đồng thời loại bỏ hết mắt dứa.
Cần lưu ý, khi bụng đói không nên ăn dứa hoặc uống nước dứa ép. Các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
Nguồn: suckhoedoisong.vn, laodong.vn
Danh mục
Bài viết gần đây
Bạn đã thực sự biết quả dứa?
Giảm cân cùng những món ăn làm từ dứa
Những điều cần lưu ý khi sử dụng dứa
0974866967
naqueen.info@gmail.com